top of page

Dấu ấn "xanh" trên hành trình giảm nhựa tại Côn Đảo

Xây dựng chiến lược và đề xuất các kế hoạch truyền thông nhằm giảm thiểu rác nhựa dùng một lần tại Côn Đảo.



Bạn có biết, 70.000 là số tấn rác đang tồn đọng tại Côn Đảo?


Với đặc thù nằm giữa biển, chịu ảnh hưởng từ rác thải trôi dạt, cộng với lượng khách du lịch tăng cao, Côn Đảo phải đối mặt với tình trạng quá tải rác nhựa, ni-lông. Điều này đặt gánh nặng lên môi trường tự nhiên của Côn Đảo và tiềm tàng nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân.

Hiểu điều này, WWF-Việt Nam đã khởi xướng dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” để bắt đầu hành trình làm “xanh” các thành phố biển. Trong đó, năm 2023, Côn Đảo đã chủ động ký cam kết tham gia trở thành Đô thị giảm nhựa ở Việt Nam.




Trên hành trình ấy, Côn Đảo có một mục tiêu lớn, đó là đến năm 2030, nơi đây sẽ trở thành điểm đến KHÔNG RÁC THẢI NHỰA đầu tiên tại Bà Rịa - Vũng Tàu. 


Để hiện thực hóa mục tiêu đó, người dân cũng như du khách cần được nâng cao nhận thức về rác nhựa, đồng thời cam kết hành động để TIẾT GIẢM tiến đến TỪ CHỐI NHỰA DÙNG 1 LẦN (ND1L) tại đảo.


Với chuyên môn về truyền thông thay đổi hành vi, cộng với sự thấu hiểu sẵn có sau nhiều lần hợp tác, đặc biệt là qua chiến dịch “Giữ rừng nguyên vẹn - Tái hẹn Sao la”, Thăng và WWF - Việt Nam một lần nữa tái hợp trong dự án lần này. Cụ thể, Thăng sẽ phụ trách xây dựng chiến lược và đề xuất các kế hoạch truyền thông giảm nhựa tại Côn Đảo. 




Ở Thăng, chúng tôi luôn bắt đầu với việc nghiên cứu để hiểu tường tận về mọi khía cạnh của dự án, từ đó xây dựng được một nền móng vững chắc cho các giai đoạn tiếp theo.



Dự án lần này cũng không phải ngoại lệ. TCA đã dành gần một tuần đến Côn Đảo để khảo sát thực địa, gặp gỡ và nói chuyện với các đối tác, kết hợp với nghiên cứu định tính và phân tích các văn bản pháp luật, quy định liên quan đến rác thải nhựa tại đảo. 


Nhờ đó, chúng tôi đã thu được 2 phát hiện quan trọng: 



Điều đó đặt ra một bài toán cho WWF - Việt Nam và TCA: Làm thế nào để xây dựng và đơn giản hoá một chiến lược truyền thông vừa đảm bảo ngân sách và tính hiệu quả, vừa dễ dàng huy động sức mạnh tổng hợp của các bên? 


Nhiệm vụ tiếp theo của chúng tôi đó là từng bước giải quyết các yêu cầu kể trên trong “bài toán chiến lược”.



Định hướng chiến lược


Để lấp đầy khoảng trống trong kinh nghiệm thực tiễn, Thăng đi vào phân tích các bên liên quan qua sơ đồ Mapping và áp dụng mô hình 4Ps cho truyền thông nâng cao nhận thức và thay đổi  hành vi của du khách.  


Với sơ đồ Mapping, mỗi đơn vị có thể hiểu hơn về vai trò, mức độ ảnh hưởng và lan tỏa của mình trong bức tranh lớn về giảm nhựa tại Côn Đảo, từ đó đề ra được các hoạt động tối ưu trong giai đoạn thực thi chiến lược. 



Với 4Ps (Product - Price - Place - Promotion), đây là một trong số những mô hình “kinh điển” trong Marketing xã hội. So với khá nhiều các mô hình từng được áp dụng, 4Ps có những điểm nổi trội tiêu biểu, đó là:

  • Trực quan và dễ hiểu ngay cả với người chưa có nhiều kinh nghiệm về truyền thông

  • Tính nền tảng, có thể áp dụng lâu dài

  • Mức độ linh hoạt, tùy biến cao 


Cụ thể, mô hình được ứng dụng cho dự án giảm ND1L tại Côn Đảo như sau:



Định hướng sáng tạo


Với bài toán thứ hai về thiếu hụt trong định hướng truyền thông, TCA sẽ giải quyết thông qua các đề xuất về mặt sáng tạo, bao gồm cả nội dung và hình ảnh. 


Lúc này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng các văn bản pháp luật và quy định về giảm nhựa tại Côn Đảo để đảm bảo rằng, thông điệp truyền thông được đưa ra không mang tính áp đặt mà ngược lại, sẽ thu hút, thuyết phục đối với du khách. 


Creative Concept


Ở giai đoạn xây dựng định hướng sáng tạo, TCA gặp phải một khó khăn đến từ thực tế rằng ý tưởng cần phù hợp và có khả năng áp dụng được với tất cả các bên liên quan. Trong khi đó, như đã đề cập, một đặc trưng của dự án phát triển xã hội là luôn có sự tham gia của nhiều đối tác với nguồn lực và nhu cầu truyền thông không tương đồng nhau. 


Do vậy, Thăng đã quyết định đề xuất 3 ý tưởng sáng tạo ứng với 3 hướng tiếp cận 

vấn đề hoàn toàn khác biệt.



Concept 1: “Dấu tay xanh” - Tượng trưng cho dấu ấn tốt đẹp mà mỗi du khách để lại trên xứ đảo thiêng, là “minh chứng độc nhất” cho hành động nói không với rác thải nhựa của khách du lịch.




Concept 2: “Nói không với vũ khí nhựa” - Khuyến khích du khách tuân thủ những quy định về hạn chế sử dụng nhựa bởi đây chính là “vũ khí” nguy hiểm đang đe dọa tới Côn Đảo.



Concept 3: “Chia tay với rác nhựa” - Du khách đang ở trong một “mối quan hệ độc hại” với rác thải nhựa, đã đến lúc ta chia tay với nhựa dùng một lần vì một Côn Đảo xanh hơn.



Cuối cùng, ý tưởng về “Dấu tay xanh” đã được lựa chọn để triển khai do tính thực thi và tùy biến vượt trội hơn so với các đề xuất còn lại.


Định hướng hình ảnh


Dễ dàng liên tưởng từ tên gọi, bàn tay là hình ảnh chủ đạo của concept.


Bàn tay được vẽ theo phong cách màu nước kết hợp với double exposure. Hình ảnh Côn Đảo  sẽ được lồng ở giữa lòng bàn tay, thể hiện ý nghĩa của một “dấu ấn xanh” mà du khách để lại tại đây. Hình ảnh này hoàn toàn có thể được thay đổi dựa theo mục đích sử dụng và đặc thù của từng đơn vị, ví dụ Vườn Quốc gia hay BQL Du lịch. 



Định hướng nội dung


Dựa trên ý tưởng lớn, các nội dung truyền thông được phát triển và phân bổ trên các kênh phù hợp bao gồm cả online (mạng xã hội, báo chí, …) và offline (sự kiện, ấn phẩm in ấn,…). Tuyến nội dung được phân bổ theo 3 giai đoạn, kéo dài xuyên suốt một năm, dựa trên 3 thời điểm du lịch đặc trưng tại Côn Đảo. 



Định hướng trên chỉ mang tính tổng quan và vẫn dành đủ không gian để đối tác có thể cá nhân hóa sao cho phù hợp nhất với mong muốn, ưu tiên của từng bên.



Nhìn chung, qua việc xây dựng chiến lược, Thăng đã thành công huy động sự tham gia của các đối tác địa phương trong nỗ lực chung nhằm giữ màu xanh cho xứ đảo.  


Sắp tới, trong khuôn khổ dự án, một chiến dịch truyền thông với nền tảng từ chiến lược cũng sẽ được khởi động và kỳ vọng sẽ mang lại những kết quả tích cực trên hành trình giảm nhựa. 



Kết


Mong rằng, với những đóng góp của chúng tôi, Côn Đảo sẽ sớm đạt được mục trở thành “hòn đảo không rác thải nhựa”. 





Dự án liên quan

Tìm hiểu thêm
Nâng cao năng lực Marketing cho Quỹ tín dụng nhân dân

Xây dựng chiến lược và nâng cao năng lực Marketing giúp các Quỹ tín dụng nhân dân ( QTDND) thu hút thêm người trẻ ở vùng nông thôn. Từ đó, thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm tài chính và dịch vụ phi tài chính mà QTDND cung cấp.

Xây dựng chiến lược và nâng cao năng lực Marketing giúp các Quỹ tín dụng nhân dân ( QTDND) thu hút thêm người trẻ ở vùng nông thôn. Từ đó, thúc đẩy họ sử dụng sản phẩm tài chính và dịch vụ phi tài chính mà QTDND cung cấp.

Sinh kế bền vững cho nông dân nữ trong sản xuất hồ tiêu

Chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi và khuôn mẫu xã hội, thúc đẩy sự tham gia của nông dân nữ trong sản xuất hồ tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông.

Chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi và khuôn mẫu xã hội, thúc đẩy sự tham gia của nông dân nữ trong sản xuất hồ tiêu tại Đắk Lắk, Đắk Nông.

Đối tác
WWF-Việt Nam
​Dự án
Truyền thông giảm nhựa tại Côn Đảo
​Sector
Chiến lược truyền thông dự án
Mục tiêu
Nâng cao hiểu biết về quy định liên quan đến nhựa dùng 1 lần (ND1L) tại Côn Đảo Thúc đẩy hành vi Từ chối, Tiết giảm, Tái sử dụng và Tái chế ND1L
Scope
Chiến lược dự án Kế hoạch truyền thông Ý tưởng sáng tạo Hướng dẫn thực thi
​Kết quả
Chiến lược thành công huy động sự tham gia của các đối tác địa phương trong nỗ lực chung nhằm giảm rác nhựa tại Côn Đảo. Một chiến dịch truyền thông được khởi xướng trên nền tảng chiến lược.

Có thể bạn quan tâm

Tại sao cần thay đổi hành vi để phát triển xã hội?

24/7/20

Có những hành vi được khuyến khích, cũng có những hành vi cần ngăn chặn. Vậy, những hành vi đó tác động tới xã hội như thế nào?

Dự án xã hội - Tác nhân thay đổi cộng đồng

24/7/20

Dự án phát triển xã hội là gì? Một dự án phát triển có thể tạo ra thay đổi cho xã hội như thế nào?

Marketing xã hội: Khi Marketing không chỉ để bán hàng 

24/7/20

Thay vì bán một sản phẩm, Marketing Xã hội bán những hành vi có ích cho cộng đồng.

bottom of page