Được mệnh danh là “Kỳ lân châu Á”, sao la là một trong những biểu tượng cho sự đa dạng sinh học tại Việt Nam. Thế nhưng, biểu tượng này đang trở nên vô cùng mong manh khi sao la đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. Việc bảo vệ những cá thể sao la cuối cùng đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Công cuộc bảo tồn sao la giờ đây cần sự chung tay của cộng đồng nói chung và người dân sống gần sinh cảnh sao la nói riêng. Dù vậy, vẫn còn nhiều hạn chế trong nhận thức về loài vật này cũng như tầm quan trọng của việc bảo tồn sao la trước khi chúng biến mất vĩnh viễn.
Trước vấn đề đó, WWF-Việt Nam triển khai chiến dịch nâng cao nhận thức trong khuôn khổ chương trình “Cứu Sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng”. Chiến dịch hướng tới nhóm thanh thiếu niên từ 12 đến 25 tuổi sống tại vùng bảo tồn Sao la, bao gồm 6 tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam cũng như thu hút giới trẻ cả nước.
Để nhanh chóng tiếp cận với nhóm thanh thiếu niên, chiến dịch tập trung truyền tải thông điệp trên không gian mạng xã hội. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn khi thông điệp chiến dịch cần cạnh tranh với vô vàn nội dung thú vị khác để lấy được sự chú ý của người xem. Vì vậy, bài toán đặt ra là:
Làm sao truyền tải thông điệp về sao la một cách thu hút tới nhóm thanh thiếu niên trên mạng xã hội?
WWF-Việt Nam lựa chọn hợp tác với Thăng để cùng giải bài toán này thông qua xây dựng và thực thi chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức.
Concept
Trong chiến dịch lần này, nguồn tư liệu đặc biệt về sao la được khai thác từ chuyến đi thực địa của cán bộ WWF-Việt Nam tại Trung Trường Sơn. Chuyến đi đã để lại những câu chuyện nóng hổi về sao la và những lần cuối cùng xuất hiện của chúng trong ký ức người dân địa phương.
Đó cũng chính là nguồn cảm hứng để chúng tôi đề xuất Concept:
Cuốn nhật ký Sao la kể về chuyến đi thực địa của cán bộ WWF-Việt Nam tới Trung Trường Sơn để thu thập thông tin về Sao la. Concept này giúp thông điệp được truyền tải một cách tự nhiên, tạo sự kết nối chặt chẽ giữa các bài viết và thông điệp.
Slogan
Slogan của chiến dịch nhằm truyền tải thông điệp: Muốn bảo tồn sao la, trước hết cần bảo vệ rừng - sinh cảnh của loài vật này.
Để đi đến “thành phẩm” cuối cùng, từng câu chữ được điều chỉnh và lựa chọn kỹ lưỡng, không chỉ truyền tải đúng về tinh thần thông điệp mà còn chính xác về thuật ngữ chuyên môn:
Đi từ Đề bài và Concept của chiến dịch, định hướng nghệ thuật cho chiến dịch lần này bao gồm các yếu tố:
Phong cách sketch.
Sử dụng hình ảnh sao la thật.
Từ đó, Thăng thực hiện bản sketch mô tả Key Visual: Một cán bộ bảo tồn tìm thấy sao la trong rừng, được vẽ dưới góc nhìn của người đồng đội đang ghi chép lại hành trình của họ.
Từ bản sketch, key visual được thiết kế sao cho đúng Brand guideline của WWF-Việt Nam, đảm bảo Mood and tone mang lại cảm giác vội vã, heo hút của một chuyến hành trình trong rừng sâu.
Để truyền tải thông điệp, chiến dịch tiếp cận với đối tượng mục tiêu qua đa điểm chạm.
Social media
Fanpage WWF-Việt Nam
Nội dung các bài post Facebook được viết theo kỳ, tạo cảm giác liền mạch, thu hút sự theo dõi của người đọc để đi tới đích đến hành trình.
Mỗi kỳ đều được viết từ những câu chuyện chân thực của người dân địa phương mà cán bộ WWF-Việt Nam khai thác. Thế nhưng đây cũng là thách thức khi Thăng xây dựng nội dung:
Từ những tư liệu đã được khai thác sẵn, không có trải nghiệm thực tế tại địa bàn để đào sâu và cảm nhận, làm sao để Thăng truyền tải đúng tinh thần bảo tồn sao la của người dân Trung Trường Sơn?
Trước hạn chế về khả năng khai thác thông tin tại địa bàn, Thăng tập trung hơn vào việc nghiên cứu tư liệu cũng như trao đổi với đối tác. Các feedback, điều chỉnh từ bộ phận chuyên môn hay truyền thông của WWF-Việt Nam luôn được đảm bảo hoàn thiện.
Tuyến bài trong chiến dịch lần này đã thổi làn gió mới vào Fanpage WWF-Việt Nam với cách viết mới mẻ, gần gũi, bớt đi lưu lượng học thuật mà vẫn đảm bảo sự chính xác về chuyên môn.
Hình ảnh được xây dựng ý tưởng và thiết kế theo quy trình, nhằm đảm bảo khai thác triệt để những chất liệu của chiến dịch và truyền tải hiệu quả thông điệp tới người xem.
Quy trình thiết kế và sử dụng hình ảnh tại Thăng:
• Bước 1: Xây dựng Key Visual
• Bước 2: Thiết kế ấn phẩm social
• Bước 3: Review và đăng tải ấn phẩm
Bên cạnh hình ảnh, nội dung truyền thông trên Facebook cũng được truyền tải dưới dạng Video: • Facebook Watch:
• Facebook Reel:
Social media
Báo chí và truyền hình
• Bài viết chuyên sâu (Long-form)
Các bài viết với lưu lượng nội dung và thông tin lớn, được thiết kế dưới dạng tạp chí điện tử (e-magazine) nhằm thu hút người đọc bằng hình ảnh đẹp mắt và câu chuyện hấp dẫn. Bài viết được đăng trên tạp chí Tài nguyên và Môi trường.
• Báo chí online
Chiến dịch có sự tham gia của các trang thông tin đại chúng cũng như trang chuyên môn về môi trường hay báo địa phương.
• Phóng sự truyền hình
Video phóng sự về Sao la được WWF-Việt Nam cùng Thăng thực hiện, được phát sóng trên chương trình Cafe sáng với VTV3 (số ngày 12/10/2023) - kênh VTV3 - Đài Truyền hình Việt Nam.
• KOLs
WWF-Việt Nam đã mời Influencers kêu gọi tham gia chiến dịch Facebook với các hoạt động như:
Chia sẻ bài viết từ Facebook chính thức của WWF-Việt Nam;
Tham gia và chia sẻ chiến dịch Minigame;
Tạo nội dung mang thông điệp của chiến dịch.
Dự án liên quan
24/7/20
"Tái hẹn" Sao la qua đa điểm chạm
Chiến dịch tập trung nâng cao nhận thức về Sao la, từ đó kêu gọi hành động bảo vệ chúng trước nguy cơ tuyệt chủng và đánh mất đa dạng sinh học.