top of page

ĐÀO TẠO - NÂNG CAO
NĂNG LỰC TRUYỀN THÔNG

Logo Thăng -17 1.png

Hoạt động truyền thông hiệu quả không chỉ tạo ra thay đổi bền vững cho xã hội, mà còn giúp tổ chức xã hội thu hút thêm nhiều nguồn lực từ đối tác và nhà tài trợ.

Tuy vậy, việc đồng thời duy trì hoạt động dự án và triển khai hoạt động truyền thông mới mà không có sự giúp đỡ từ bên ngoài vẫn là một vấn đề nan giải với nhiều NGOs - NPOs. 

Do đó, việc nâng cao năng lực truyền thông cho các thành viên trong tổ chức và các đối tác địa phương là hoạt động cần thiết để các NGOs - NPOs vừa đảm bảo sự bền vững của dự án, vừa khai thác tối đa các nguồn lực có sẵn.


Vì sao các tổ chức xã hội và
đối tác địa phương cần nâng cao
năng lực truyền thông?

▼ Vai trò của truyền thông đối với các tổ chức xã hội và đối tác

Truyền thông là công cụ quan trọng để xây dựng và lan tỏa các tác động tích cực đến cộng đồng. Nhờ các hoạt động truyền thông bài bản, các tổ chức xã hội cùng đối tác có thể thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng trên phạm vi lớn. 

Ngoài ra, tổ chức và đối tác có thể duy trì hoạt động sau khi dự án kết thúc, tăng tính bền vững cho dự án phát triển.

z4159952254218_38a20101009a84b8b1ac1df34774f5a3 1.png

▼ Làm truyền thông - chuyện không dễ?

Mask group.png

Dù tiềm năng, nhưng việc triển khai các hoạt động truyền thông hiệu quả tại các tổ chức xã hội hay các đối tác địa phương lại gặp phải nhiều thách thức.

Đầu tiên, việc duy trì hoạt động truyền thông bên cạnh công việc thường ngày dần tạo cho các nhân sự trong tổ chức/ đối tác gánh nặng đa nhiệm. Họ thiếu thời gian tối ưu hóa cách làm truyền thông, dẫn đến khó thực hiện hoạt động truyền thông liên tục và đồng nhất. Điều này làm giảm hiệu quả lan tỏa thông điệp và thay đổi hành vi của cộng đồng.

Cùng với đó, yêu cầu về khả năng thấu hiểu và giao tiếp hiệu quả với đa dạng đối tượng hưởng lợi cũng là điều kiện tiên quyết khi tổ chức lựa chọn làm việc cùng đối tác truyền thông. 

Tuy nhiên, đây lại là hai rào cản lớn khi đối tác chưa có kinh nghiệm làm việc lâu dài với NGO - NPO để nắm vững tính đặc thù của từng tổ chức, từng địa bàn.

Thêm vào đó, giới hạn trong nguồn lực khiến nhiều tổ chức xã hội gặp khó khăn khi hợp tác cùng các đơn vị truyền thông hoặc các đối tác bên ngoài. 

Vậy, làm thế nào để các tổ chức xã hội vừa xây dựng những hoạt động truyền thông hiệu quả và bền vững cùng với đối tác, vừa đảm bảo tính đặc thù của tổ chức, địa bàn?

▼ Nâng cao năng lực truyền thông -
giải pháp bền vững

Mask group (1).png

Bằng cách nâng cao năng lực truyền thông cho nhân sự và đối tác, các tổ chức xã hội không chỉ đảm bảo tính bền vững và lan tỏa của các hoạt động truyền thông mà còn tiết kiệm chi phí và thời gian khi hợp tác với đơn vị bên ngoài. 

Khi được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng, các cán bộ và đối tác sẽ khả năng triển khai các hoạt động truyền thông một cách độc lập, linh hoạt và hiệu quả, đặc biệt tại các địa bàn có điều kiện đặc thù.

Nhờ đó, bản thân tổ chức cùng đối tác có thể chủ động duy trì và phát triển các hoạt động truyền thông dài hạn, tăng ảnh hưởng tích cực và tính bền vững của hoạt động truyền thông.

Thăng nâng cao
năng lực truyền thông thế nào?

Thăng hiểu rằng vấn đề thời gian và nguồn lực là những rào cản thường gặp trong quá trình giảng dạy. 

Dựa trên kinh nghiệm từ các chiến dịch truyền thông xã hội đã thực hiện, Thăng lựa chọn những phương pháp tập huấn dành riêng cho nhu cầu của các hoạt động xã hội.

Những phương pháp này được tùy chỉnh dựa trên nhu cầu và yêu cầu từ phía tổ chức, đối tác, nhờ vậy vừa tối ưu hiệu quả học tập cho mỗi học viên, vừa tăng chất lượng đầu ra sau thời gian đào tạo.

Group 447.png
Group 448.png
Group 449.png
  • Cốt lõi của phương pháp tiếp cận tinh gọn (Lean Communication Campaign) là bản Kế hoạch truyền thông một trang. Bản Kế hoạch cung cấp cho người sử dụng cái nhìn tổng quan về chiến dịch để phát triển nội dung, tài liệu và hoạt động truyền thông.

    Các yếu tố chính trong một bản Kế hoạch truyền thông sẽ như sau:

    Group 379.png

    Để xây dựng Bản kế hoạch, Thăng áp dụng ba bước thực hiện, bao gồm:

    Group 452.png
    Group 451.png
    Group 450.png
    Rectangle 162.png

    Làm việc nhóm:
    Dưới sự hướng dẫn của giảng viên, mỗi nhóm học viên sẽ thảo luận và tạo ra Bản kế hoạch một trang của riêng mình.

    Rectangle 162.png
    Rectangle 162.png

    Thuyết trình & phản biện:

    
Nhóm học viên sẽ trình bày Bản kế hoạch của nhóm mình, đồng thời phản biện lại nhận xét từ giảng viên và các nhóm khác.

    Thuyết trình & phản biện:

    
Nhóm học viên sẽ trình bày Bản kế hoạch của nhóm mình, đồng thời phản biện lại nhận xét từ giảng viên và các nhóm khác.

    Với bản Kế hoạch, Thăng sẽ giảm thiểu thời gian dành cho các kiến thức lý thuyết và tập trung vào việc thực hành xây dựng kế hoạch truyền thông. 

    Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian đào tạo mà còn tăng cường tính thực tiễn và hiệu quả của khóa học.

    20231005_100616 1.png
    Phương pháp tiếp cận tinh gọn_Bản kế hoạch 1 trang 1.png

    Với bản Kế hoạch, Thăng sẽ giảm thiểu thời gian dành cho các kiến thức lý thuyết và tập trung vào việc thực hành xây dựng kế hoạch truyền thông. 

    Điều này không chỉ giúp tối ưu hóa thời gian đào tạo mà còn tăng cường tính thực tiễn và hiệu quả của khóa học.

  • Phương pháp học qua trải nghiệm được xây dựng dựa trên các kiến thức lý thuyết sát với thực tế và được lồng ghép vào các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi, nhập vai,...

    Layer_1.png

    Phương pháp lấy cơ sở từ nghiên cứu trong The SAGE Handbook of Management Learning, Education and Development.

    Các yếu tố giới cũng được tích hợp vào phương pháp này thông qua các hoạt động yêu cầu phối hợp giữa nam và nữ.

    Để hỗ trợ học viên trong thời gian thực hành, Thăng phát triển các mẫu template và sổ tay hướng dẫn đơn giản cho mỗi buổi học. Các ấn phẩm này có thể tiếp tục được sử dụng sau buổi nâng cao năng lực để học viên ôn lại kiến thức.

    z4159952825987_6a89158c517fa8e9bd0007177d8f6e92 (2)  1.png
    Phương pháp học qua trải nghiệm_ảnh tập huấn 1.png
    z4159952828625_e16ffedeee64e7da0645afbf56d172fb 1.png

    Các yếu tố giới cũng được tích hợp vào phương pháp này thông qua các hoạt động yêu cầu phối hợp giữa nam và nữ.

    Để hỗ trợ học viên trong thời gian thực hành, Thăng phát triển các mẫu template và sổ tay hướng dẫn đơn giản cho mỗi buổi học. Các ấn phẩm này có thể tiếp tục được sử dụng sau buổi nâng cao năng lực để học viên ôn lại kiến thức.

  • Phương pháp học qua trải nghiệm được xây dựng dựa trên các kiến thức lý thuyết sát với thực tế và được lồng ghép vào các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi, nhập vai,...

    Group 378.png

    Trong mô hình này, giảng viên sẽ chọn ra các cá nhân có khả năng tiếp thu và truyền đạt kiến thức tốt để tham gia vào các buổi nâng cao năng lực, trong đó họ sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết. 

    Bằng cách này, giảng viên có thể tập trung đào tạo một nhóm nhỏ học viên ưu tú nhất, đảm bảo chất lượng đầu ra luôn ở mức cao.

    Sau khi kết thúc thời gian học tập, các cá nhân này sẽ là người lan tỏa kiến thức đến các nhóm khác trong cộng đồng. Nhờ vậy, dù giảng viên không còn trực tiếp đứng lớp, quá trình truyền đạt kiến thức vẫn được duy trì một cách bền vững, góp phần nâng cao năng lực truyền thông cho toàn bộ tổ chức và đối tác.

Quy trình nâng cao
năng lực truyền thông

B
ư

c

01

Khảo sát nhu cầu đào tạo
và năng lực đầu vào của học viên

Phương pháp học qua trải nghiệm được xây dựng dựa trên các kiến thức lý thuyết sát với thực tế và được lồng ghép vào các hoạt động như thảo luận nhóm, trò chơi, nhập vai,...

Group 377.png

Tiếp đó, Thăng tiến hành xây dựng bảng hỏi chi tiết về nhu cầu đào tạo của tổ chức / đối tác địa phương và các tiêu chí đánh giá năng lực của học viên. 

Bảng hỏi sẽ được sử dụng trong các buổi phỏng vấn và các bài khảo sát để tạo thành bản báo cáo đầu kỳ.

Dựa trên kết quả báo cáo, Thăng sẽ xây dựng nội dung đào tạo phù hợp, đồng thời chọn ra những học viên có tiềm năng phát triển cao để tham gia chương trình đào tạo chuyên sâu, tối đa hóa hiệu quả của khóa học.

B
ư

c

02

Xây dựng kế hoạch
và tài liệu đào tạo

Sau khi xác định nội dung giảng dạy chính và số lượng học viên, Thăng tiến đến xây dựng kế hoạch và tài liệu đào tạo. Dựa trên nghiên cứu, kế hoạch và tài liệu đào tạo sẽ được tùy chỉnh cho từng nhóm đối tượng học để đảm bảo hiệu quả.

Kế hoạch đào tạo bao gồm ba phần:

Group 372.png

Tài liệu đào tạo được chia thành ba nhóm như sau:

Group 373.png

B
ư

c

03

Đào tạo
và hỗ trợ sau đào tạo

Các chương trình giảng dạy sẽ được triển khai cả trực tiếp và trực tuyến, tùy theo nhu cầu của tổ chức / đối tác.

Chương trình hỗ trợ sau đào tạo sẽ được triển khai trực tuyến.

B
ư

c

04

Đào tạo
và hỗ trợ sau đào tạo

Các chương trình giảng dạy sẽ được triển khai cả trực tiếp và trực tuyến, tùy theo nhu cầu của tổ chức / đối tác.

Chương trình hỗ trợ sau đào tạo sẽ được triển khai trực tuyến.

Báo cáo
và khuyến nghị

Kết thúc thời gian đào tạo, một bảng khảo sát sẽ được gửi đến các bên tham gia. Khảo sát bao gồm các câu hỏi về mức độ sẵn sàng của học viên trong việc thực hiện hoạt động truyền thông và năng lực nắm bắt kiến thức của học viên sau thời gian đào tạo. 

Dựa vào thông tin thu được từ khảo sát, Thăng có thể đánh giá chính xác kết quả đầu ra của học viên, từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho các chương trình tiếp theo.

Ảnh bìa 1.png
Group 371.png

Bạn muốn tạo ra tác động tích cực và bền vững cho cộng đồng bằng truyền thông thay đổi hành vi?

bottom of page